TS-BS Huỳnh Tấn Mẫm và chứng Tự kỷ ở trẻ em

Tháng 5 năm 2012 Ban chấp hành hội Laser Y học đến thăm Trường Giáo dục chuyên biệt Khai trí, một ngôi trường dành cho các em học sinh mắc chứng tự kỷ do TS-BS Huỳnh Tấn Mẫm làm Chủ tịch Hội đồng quản trị. Hiện nay cả nước có 700.000 trẻ khuyết tật chưa được đến trường nên việc làm của TS Huỳnh Tấn Mẫm và các đồng sự mang ý nghĩa nhân đạo rất lớn, góp phần trị bệnh cho các cháu tự kỷ, đưa các cháu trở về với gia đình và xã hội là một con người khỏe mạnh, bình thường như mọi người khác.

Trong khuôn viên nhỏ hẹp của ngôi trường tất cả những trang bị cần thiết cho một trường đặc biệt đều được bố trí hợp lý và đầy đủ. Ông và cô Hiệu trưởng Võ Thị Thùy (một hiệu trưởng trường công dạy trẻ khuyết tật đã nghỉ hưu) đưa chúng tôi thăm tất cả các phòng học dành cho từng nhóm tuổi, nhóm bệnh khác nhau. Những căn phòng nhỏ bé được trang trí đẹp mắt với những món đồ chơi đủ màu sắc phục vụ cho việc dạy học và điều trị cho các em. Mỗi phòng học với số lượng học sinh rất ít, từ 5 đến khoảng 10 em do hai đến ba cô giáo chăm sóc.1 Có cô hướng dẫn các em sinh hoạt theo nhóm nhỏ, có cô trực tiếp chăm sóc một, hai em tùy theo tình trạng bệnh lý của các em. Tuy nhiên chúng tôi vẫn thấy rõ tinh thần vừa học, vừa chơi; cảm nhận sự thoải mái của các em và thật sự xúc động khi thấy các em đến chào, cầm tay chúng tôi.

Nhóm trẻ phục hồi tốt, chuẩn bị ra trường

Để làm được công trình trên ngoài đội ngũ các cô giáo tâm huyết với nghề nghiệp được đào tạo chuyên ngành sư phạm đặc biệt, ông đã được những thân hữu đóng góp vốn để lập ra ngôi trường

TS-BS Huỳnh Tấn Mẫm tặng chúng tôi 30 quyển Sổ tay Tự kỷ của Bác sỹ do tổ chức HANS (help autsm now society) của tác giả Linda Lee, giám đốc điều hành tổ chức HANS cho trường Giáo dục chuyên biệt Khai trí in và phổ biến vô vụ lợi nhằm tuyên truyền rộng rãi cho mọi người biết. BS Mẫm cẩn thận ký tặng trên từng quyển sách trước khi trao cho chúng tôi để giới thiệu đến các thầy thuốc hội viên hội Laser y học tỉnh Bình Dương.

"Sổ tay Tự kỷ của Bác sỹ" trình bày những dấu hiệu, những hành vi bất thường của trẻ tự kỷ, giúp chúng ta có thể phát hiện sớm nhất ở trẻ tự kỷ kịp thời đưa đến các khoa tâm lý bệnh viện nhi, trung tâm tâm thần nhi để chẩn đoán và có biện pháp can thiệp sớm nhất, tốt nhất đối với trẻ từ 18 tháng tuổi đến 5 tuổi, giúp trẻ mau chóng hòa nhập vào trường học, cộng đồng. Quyển sổ tay này không chỉ riêng dành cho cán bộ ngành y mà còn liên quan các ngành khác như giáo dục (giáo viên nhà trẻ, mẫu giáo, tiểu học..) ngành tâm lý, xã hội nhân văn, đặc biệt đối với phụ huynh có con em có những dấu hiệu bất thường về tự kỷ.

Quyển sổ tay 35 trang với những hình ảnh minh họa nhiều màu sắc. Đặc biệt bảng điểm CHAT dùng kiểm tra trẻ khi chập chững biết đi (lúc 18 tháng tuổi), gồm 9 câu hỏi trắc nghiệm cho phụ huynh và 5 câu kiểm tra do cán bộ y tế tiến hành với trẻ. Bên cạnh đó có 3 dấu chỉ điểm để sớm phát hiện trẻ có nguy cơ bị tự kỷ mà bất kỳ phụ huynh nào cũng có thể sớm phát hiện được. Những triệu chứng hành vi của tự kỷ chia theo nhóm và các bệnh kèm theo.

Được sự đồng ý của TS-BS Huỳnh Tấn Mẫm toàn bộ nội dung Sổ tay Tự kỷ của Bác sỹ đã được đưa lên trang web của Hội Laser Y học tỉnh Bình Dương, theo địa chỉ hoilaseryhoc.com nhằm phổ biến sâu rộng ra cộng đồng. BCH Hội đã chính thức chọn chuyên đề chứng Tự kỷ cho đợt sinh hoạt quý II/2012 của Hội, tổ chức tại Bệnh viện Y học cổ truyền trong tháng 8/2012.

Trần Đình Hợp

Xem Thêm

 

Chứng tự kỷ ở Thái Lan: dek piset

Tác giả: Tiến sĩ Kristina Chew

(Đăng từ 2342 ngày trước)

"Dek piset" hay " trẻ đặc biệt" là một cách nói về một người tự kỷ ở Thái Lan. Trong mục Out of hiding (vượt ra sự che dấu), tờ Bưu điện Bangkok, TS Penkhae Limsila, người chuyên về ASD và bệnh tâm thần trẻ em, đã giúp nâng cao sự hiểu biết về tự kỷ và phát triển giáo dục và các chương trình khác dành cho những người tự kỷ qua sự nghiệp của bà ở Thái Lan. Một chương trình đào tạo "những người bạn thân" nhằm giúp sinh viên cao đẳng về tự kỷ; một chương trình khác kêu gọi đào tạo thêm cho các bác sĩ nhi khoa nhằm nhận biết và chẩn đoán chứng tự kỷ, đặc biệt cho trẻ em ở nông thôn. Một số bậc cha mẹ ở Thái Lan cố gắng "dấu đứa con 'đặc biệt' của họ ở nhà, hoặc giữ cháu cùng với những trẻ có rối loạn tương tự," và BS Penkhae nghe những câu chuyện tương tự thay vì đưa trẻ đi học và các kỹ năng nghề nghiệp.

--> Xem tiếp và tải tư liệu 

 

Thống kê truy cập

2217456
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tháng này
Tất cả
521
274
795
795
2217456

Hôm nay: 2024-12-02 11:56:30

Khách truy cập

Đang có 45 khách và không thành viên đang online

Các đơn vị tài trợ và liên kết website cộng đồng

1 2 3 cong_dong facebook1 facebook2