Thông điệp của Tổng Thư Ký LHQ Ban Ki moon nhân Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ 2-4-2014

Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ năm nay là một cơ hội cho chúng ta biểu dương trí tuệ sáng tạo của những người tự kỷ, và tiếp tục cam kết là chúng ta sẽ hỗ trợ họ đạt được những tiềm năng to lớn của họ.
Tôi rất hân hạnh được gặp những người tự kỷ, phụ huynh, những nhà giáo dục, và thân hữu của họ. Sức mạnh của họ là phi thường. Họ xứng đáng được tạo mọi điều kiện hỗ trợ họ nhiều hơn nữa về giáo dục, việc làm và hội nhập.
Để biết xã hội chúng ta thành công ra sao, chúng ta hãy xem những người này với năng khiếu dị biệt, bao gồm những người tự kỷ, xem họ có được hoà nhập không, họ có được là những thành viên quí trọng của xã hội không.
Giáo dục và nghề nghiệp là chià khóa của hoà nhập. Học đường phải liên kết trẻ em với cộng đồng. Nghề nghiệp nối kết người lớn với xã hội. Người tự kỷ xứng đáng cùng đồng hành với chúng ta. Khi chúng ta hoà nhập các trẻ với kỹ năng đa dạng vào trường học phổ thông và chuyên biệt, chúng ta sẽ thay đổi thái độ và phát huy sự tôn trọng. Khi chúng ta tạo ra những việc làm phù hợp cho người tự kỷ, chúng ta hoà nhập họ vào cộng đồng.
Mặc dù trong giai đọan kinh tế khó khăn này, các chính phủ vẫn cần phải đầu tư vào các dịch vụ có lợi cho người tự kỷ. Chỉ khi nào chúng ta giúp họ mạnh thì các thế hệ hôm nay và ngày mai của chúng ta cũng được hưởng lợi.
Tiếc thay, ở nhiều nơi trên thế giới, những người này đã không được hưởng những nhân quyền căn bản của họ và phải đương đầu với những kỳ thị và cô lập. Ngay cả ở những nơi mà coi như nhân quyền được bảo đảm, họ vẫn phải đấu tranh để có được những dịch vụ căn bản.
Công ước LHQ về Quyền của Những Người Khuyết tật đã đưa ra một khuôn khổ chặt chẽ để chúng ta hành động cho một thế giới tốt đẹp hơn.
Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ là ngày không phải chỉ để nâng cao nhận thức mà còn để kêu gọi hành động nữa. Tôi thiết tha kêu gọi tất cả mọi quốc gia thành viên quan tâm tham gia hỗ trợ các chương trình giáo dục, hướng nghiệp và những biện pháp khác để chúng ta cùng đi tới một thế giới hoà nhập hơn.

--> Thông điệp Ban Ki Moon

 

Vén màn bí ẩn 1 ngày ở trường của trẻ tự kỷ

Những em bé mắc hội chứng tự kỷ ở trường học này, có em 3 tuổi vẫn chưa biết nói, tuổi không nhớ nổi tên mình, hôm nay buồn, bị đau hôm sau bé mới khóc... Dưới sự chăm sóc của cha mẹ, thầy cô, các em đang cố gắng sớm hòa nhập môi trường bình thường.

Trường Giáo dục chuyên biệt Khai Trí nằm trong một con hẻm trên đường Điện Biên Phủ, thuộc phường 17, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Từ nỗi đồng cảm có hai con mắc hội chứng tự kỷ, Tiến sĩ - Bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm đã sáng lập trường này từ tháng 7 năm 2010. 

Ông Mẫm chia sẻ: “Từ câu chuyện bản thân, tôi thấy chúng ta không thể bỏ mặc các em được, các bậc cha mẹ cũng cần được giúp đỡ, cần có giải pháp phù hợp”.

Ông Mẫm cho biết, trẻ tự kỷ có hai dạng: Tự kỷ tăng động và tự kỷ không tăng động. Trường hiện tại có 160 cháu tự kỷ từ 2 - 12 tuổi đang theo học bán trú. Mỗi lớp có từ 10 - 12 em. Trung bình cứ 1 cô giáo chăm 3 bé. Xem Tiếp

IMG 0046 resize-e47b5

Thế giới bí ẩn của một bé gái 3 tuổi mắc bệnh tự kỷ.

Bộ ảnh chân thực về cuộc sống của một gia đình có con tự kỷ.

Bộ ảnh về thế giới sống động của anh em sinh 3 mắc chứng tự kỷ.

Xúc động cha dùng ngôn ngữ nhiếp ảnh để thấu hiểu con trai tự kỷ.

Một ngày ở lớp học của trẻ tự kỷ.

 

Phương pháp điều trị trẻ tự kỷ

Năm học mới sắp đến, nhiều phụ huynh có con mắc hội chứng tự kỷ đang ở trong tâm trạng phân vân, lo lắng trẻ có thể học tốt ở môi trường hòa nhập như những học sinh bình thường hay không. Giáo Dục TP.HCM đã có cuộc trò chuyện với cô Võ Thị Thùy, Hiệu trưởng Trường Giáo dục chuyên biệt (GDCB) Khai Trí về những kinh nghiệm giúp giáo viên (GV) và phụ huynh (PH) trang bị các yếu tố cần thiết để trẻ tự kỷ (TTK) đến trường vững vàng hơn.
tu-ky
Cần có nhiều biện pháp điều trị để TTK nhanh chóng hòa nhập với môi trường chung (ảnh minh họa). Ảnh: D.B
PV: Thưa cô, đối với trẻ mắc hội chứng tự kỷ, gia đình phải làm sao để can thiệp kịp thời?
 
Cô Võ Thị Thùy: Hội chứng tự kỷ ở trẻ thường tồn tại theo hai dạng: Trẻ sợ tiếp xúc, sống thu mình lại nhưng không tăng động, rất khó tiếp xúc. Dạng thứ hai là tự kỷ kèm tăng động - giảm chú ý, những trẻ này thường khó tập trung, đặc biệt là trong việc học và có hành vi tự hủy hoại mình. Những TTK nhẹ, được can thiệp sớm thì sau 2-3 năm trẻ hòa nhập với môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, nếu không được can thiệp sớm, từ 6-10 tuổi mới được can thiệp thì khả năng hòa nhập là rất khó. Thực trạng hiện nay là nếu không có bệnh án của bệnh viện, PH không chấp nhận con mình bị tự kỷ và đưa vào Trường GDCB bởi nhìn bề ngoài, TTK cũng giống như những đứa trẻ bình thường khác, chỉ có người chăm sóc trẻ mới biết rõ. Chính vì thế, bố mẹ phải là người quan tâm đến con cái để phát hiện và can thiệp kịp thời.
Xem tiếp...
 

Thống kê truy cập

2217465
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tháng này
Tất cả
530
274
804
804
2217465

Hôm nay: 2024-12-02 11:59:47

Khách truy cập

Đang có 48 khách và không thành viên đang online

Các đơn vị tài trợ và liên kết website cộng đồng

1 2 3 cong_dong facebook1 facebook2