Sẽ có các giải pháp đảm bảo quyền cho trẻ tự kỷ

Đó là khẳng định của bà Vũ Thị Kim Hoa, Phó cục trưởng Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (Bộ LĐ-TB-XH), khi trao đổi với Thanh Niên về vấn đề trẻ tự kỷ bị ngược đãi, bạo hành.202

Trong tuần qua, Thanh Niên có loạt bài Dạy trẻ tự kỷ bằng...khúc cây. Với trách nhiệm của mình, Cục đã vào cuộc như thế nào? (Xem tiếp)

Trích dẫn báo Thanh Niên Online: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140727/se-co-cac-giai-phap-dam-bao-quyen-cho-tre-tu-ky.aspx

 

Những thông tin mới nhất về trẻ tự kỷ

- Tỉ lệ trẻ tự kỷ gia tăng nhanh chóng trong thời gian gần đây. Phát hiện sớm và can thiệp sớm trước tuổi đi học có thể tác động to lớn tới khả năng học các kỹ năng và sự hòa nhập xã hội của trẻ tự kỷ.

20140707095030-tuky1

 Những con số chóng mặt

 Bà Nguyễn Thị Nha Trang, ThS. về giáo dục đặc biệt, chủ nhiệm dự án Phát hiện sớm trẻ tự kỷ và các nguồn hỗ trợ trong cộng đồng đưa ra thống kê về những con số “ám ảnh” liên quan tới tự kỷ: Trung tâm phòng và kiểm dịch Hoa Kỳ (CDC) ước tính tỉ lệ trẻ em mắc rối loạn phổ tự kỷ là 1 trong 68. Những nghiên cứu ở Châu Á, Châu Âu, và Bắc Mỹ chỉ ra tỉ lệ người mắc rối loạn phổ tự kỷ có tỉ lệ trung bình là 1% dân số. Nghiên cứu ở Hàn Quốc báo cáo tỉ lệ này lên tới 2.6% dân số. Tự kỷ ở trẻ nam (1 trong 42) cao gấp 5 lần trẻ nữ (1 trong 189). Trích dẫn báo Việt Nam Net (xem tiếp)

 

 

Trẻ em tự kỷ và hành trình vượt qua nỗi đau

(CATP) Theo bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm (người sáng lập Trường giáo dục chuyên biệt Khai Trí), tự kỷ là một loại khuyết tật phát triển suốt đời do rối loạn của hệ thần kinh xuất hiện ở những năm đầu đời của trẻ (thường là dưới 3 tuổi) gây ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ.
NGHỊCH CẢNH
Tại Trường giáo dục chuyên biệt Khai Trí (đường Điện Biên Phủ, phường 17, quận Bình Thạnh, TPHCM), chúng tôi chứng kiến một thế giới hoàn toàn khác của trẻ thơ. Nhiều gia đình có con mắc chứng tự kỷ là dân lao động nghèo.

Sống tại một vùng quê nghèo ở Quảng Ngãi, do thiếu thông tin, nên khi phát hiện con trai bị bệnh, gia đình anh H.K.T rất hoang mang. Vay mượn khắp nơi, vợ chồng anh T. quyết định đưa con vào TPHCM điều trị. Do chi phí đi lại, ăn ở và tiền học phí khá cao, nên anh T. phải ở lại quê nhà gắng sức làm việc, vợ anh là chị N.T.K.L đưa con trai tên H.P.H (SN 2006) vào Sài Gòn. Sáng chị L. chở con đến trường, sau đó đi bán vé số. H. không biết mình là ai. Mẹ đang chở trên xe máy, chỉ cần chạy chậm hay dừng lại là H. nhảy xuống xe. H. rất thích nước, ít nói và chỉ chơi một mình. Vợ chồng cách mặt, cha xa con là hoàn cảnh gia đình anh T. phải gánh vì hội chứng quái ác này. Xem Tiếp (Trích từ báo CATP số ra ngày 01/06/2014)

 

Nhờ thầy cúng trị chứng tự kỷ cho con!?

Sự can thiệp sớm từ phụ huynh, phối hợp tốt giữa gia đình và nhà chuyên môn về y tế, giáo dục là quan trọng nhất trong chăm sóc trẻ tự kỷ.
Đó là lưu ý của BS tâm lý Hoàng Dương, công tác tại khoa Tâm lý của BV Nhi đồng 1 tại tọa đàm "Đồng hành cùng trẻ tự kỷ đến trường" do Trung tâm ATC-TP.HCM tổ chức sáng 25-5.
Theo BS Dương, ngay từ tháng thứ 6, phụ huynh có thể nhận biết các dấu hiệu tự kỷ của trẻ để có thể biết sớm như không giao tiếp bằng mắt, trẻ quá ngoan hoặc quá nóng giận, hờ hững hoặc quá nhạy với tiếng động, chậm bập bẹ, thích chơi với bàn tay, không bắt chước... Đáng lưu ý, BS Dương cũng cảnh báo năm dấu hiệu báo động đỏ mà phụ huynh cần quan tâm gồm: Trẻ không bập bẹ và không có điệu bộ (chỉ bằng ngón tay, vẫy, nắm) lúc 12 tháng tuổi, không nói được từ đơn khi 16 tháng tuổi, 24 tháng tuổi không nói được câu gồm hai từ, mất ngôn ngữ hoặc kỹ năng xã hội ở bất kỳ tuổi nào. Từ đó, phụ huynh có thể theo dõi, đưa trẻ đến bệnh viện hoặc trung tâm chuyên biệt để được can thiệp sớm và có chương trình hòa nhập.   Xem tiếp

 

Thống kê truy cập

2217156
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tháng này
Tất cả
221
274
495
495
2217156

Hôm nay: 2024-12-02 09:38:31

Khách truy cập

Đang có 40 khách và không thành viên đang online

Các đơn vị tài trợ và liên kết website cộng đồng

1 2 3 cong_dong facebook1 facebook2