'Xóm tự kỷ' giữa lòng Sài Gòn

PN - “Xóm tự kỷ” nằm khuất sâu trong hẻm nhỏ 236 Điện Biên Phủ, P.17, Q.Bình Thạnh (TP.HCM), gần Trường giáo dục chuyên biệt Khai Trí. “Xóm” có hàng chục hộ gia đình từ những vùng quê nghèo đưa con cháu mắc bệnh tự kỷ lên TP.HCM chữa trị.

12-1

Giờ tập vận động cơ thể của trẻ tự kỷ tại trường chuyên biệt Khai Trí

Chung một nỗi đau

Tôi tìm đến “xóm tự kỷ” vào buổi xế chiều. Ghé quán nước hỏi thăm, chị chủ quán khoát tay: “Về đi, nguy hiểm lắm!”. Chưa kịp hỏi thêm điều gì, tôi bỗng giật mình bởi tiếng hét to: “Ước, ước (nước)”. Một bé trai chạy về phía tôi, dừng bên xô nước của chị chủ quán. Thoắt cái, cậu bé bê cả xô nước xối lên người.

Trong lúc tôi chưa kịp định thần xem điều gì xảy ra thì một phụ nữ ngoài 30 tuổi hớt hải chạy đến nắm tay thằng bé, mắt ái ngại nhìn mọi người. Xen lẫn những lời xin lỗi rối rít của chị là tiếng xì xầm bực bội của những người xung quanh. Đoán là mình đã tìm đúng “địa chỉ”, tôi hỏi chị: “Có phải chị sống trong “xóm tự kỷ”? Chị gật đầu ngượng nghịu. Tôi tỏ ý muốn theo chị về nhà. Thoáng chút lưỡng lự, chị đồng ý.

Đó là một ngôi nhà rộng, có năm phòng trọ của các gia đình có con cháu mắc bệnh tự kỷ. Dừng trước căn phòng nhỏ, bên trong chỉ có một chiếc tủ và chiếc chiếu cũ, chị A. (tên người phụ nữ) mời tôi vào phòng. Khác với ban nãy, cậu bé H. con trai chị, giờ đang ngồi co ro trong góc phòng, ngước nhìn chiếc quạt trần đang quay, miệng không ngừng lẩm bẩm. Khi tôi nhìn chị, mắt người mẹ bắt đầu nhòe đi.

Trích báo phụ nữ TP.HCM (xem tiếp)

 

Bộ ảnh phóng sự trường Chuyên biệt Khai Trí

Trường giáo dục Chuyên biệt Khai Trí, một ngôi trường chuyên dạy các bé mang Hội chứng Tự kỷ và Rối loạn Phát triển.

Chúng tôi, Humans of Sài Gòn đã thực sự có thời gian để tiếp xúc với các thầy cô giáo ở đây và đặc biệt hơn hết là các bé đang được học và được chăm sóc tại ngôi trường này. Thời gian chỉ vỏn vẹn trong vòng hai ngày, nhưng chúng tôi cảm nhận được tình thương vô bờ bến của những người thầy, người cô dồn hết tâm huyết của mình để dạy dỗ các bé. Chúng tôi đã thấy, đã nghe và đã cảm nhận từng giây phút ở trường Khai Trí. Đi qua từng căn phòng, lớp học, nhìn vào từng đôi mắt của các bé, không chỉ có những người thầy cô giáo mà đến chúng tôi cũng cảm nhận được sự hy vọng nào đó để các bé có thể bước ra khỏi bóng tối và cùng hòa nhập vào cộng đồng xã hội. Khoảnh khắc nô đùa của các bé, sự tinh nghịch ẩn sâu bên trong tâm hồn các bé qua những hành động hay cử chỉ vẫn luôn là một tia hy vọng cho tất cả các thầy cô giáo và bố mẹ các em.

Qua bộ phóng sự này, Humans of Sài Gòn mong rằng có thể đem đến cho quý độc giả một cách nhìn bao quát nhất về Hội chứng Tự kỷ và Rối loạn Phát triển. Mong rằng quý độc giả sẽ theo dõi, cảm nhận và ủng hộ để có thể giúp các bé cùng hòa nhập với cộng đồng xã hội.

Xem tiếp (link Facebook)

 

Rơi nước mắt trước ước mơ "ba quay về" của bé tự kỷ

(NLĐO) - Trẻ tự kỷ có thể lầm lì, ít nói, nhưng ẩn phía sau vẻ ngoài xa cách đó có thể là một thế giới nội tâm phức tạp. Một em bé sớm thiếu vắng tình thương của cha đã viết nên ước mơ "ba quay trở về về với gia đình, mẹ không mắc bệnh, không buồn" khiến nhiều người đau lòng.img-0314-1427947612412-1427959357065

Xem tiếp

 

Thống kê truy cập

2217252
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tháng này
Tất cả
317
274
591
591
2217252

Hôm nay: 2024-12-02 10:01:49

Khách truy cập

Đang có 61 khách và không thành viên đang online

Các đơn vị tài trợ và liên kết website cộng đồng

1 2 3 cong_dong facebook1 facebook2