Rất nhiều người nhận thức sai về tự kỷ

“Bác sĩ ơi, bạn em học lớp 9, đang bình thường bỗng nhiên bị bệnh tự kỷ. Nó không muốn nói chuyện, không chơi với ai, suốt ngày rúc trong phòng...”.

h1 areo

Hiệu trưởng Trường Giáo dục chuyên biệt Khai Trí Võ Thị Thùy, bác sĩ Lâm Hiếu Minh và bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm, chủ tịch HĐQT Trường Giáo dục chuyên biệt Khai Trí chia sẻ những vấn đề về tự kỷ

Bác sĩ Lâm Hiếu Minh, Khoa Sức khỏe tâm trí - Bệnh viện Chỉnh hình và phục hồi chức năng TP.HCM, cho biết hiện có rất nhiều người quan niệm sai lệch như trên về hội chứng tự kỷ.

Xem tiếp...
 

VẤN ĐỀ HỌC HÒA NHẬP TRẺ TỰ KỶ!

Phụ huynh luôn mơ ước "Con biết nói và ra hòa nhập" tuy nhiên việc ra hòa nhập luôn có 2 mặt mà phụ huynh phải rất cân nhắc:
_ Trẻ tự kỷ trước khi ra học hòa nhập cần phải được trải qua giai đoạn can thiệp sớm (trị liệu đa ngành: vừa can thiệp giáo dục vừa trị liệu phối hợp tâm vận động, điều hòa cảm giác, trị liệu ngôn ngữ, trị liệu hành vi), được hỗ trợ làm giảm nhẹ các khó khăn, được trang bị kỹ năng xã hội (hành trang chính để ra hòa nhập).
_ Tuổi trí tuệ (phát triển, hay tuổi khôn) cần có độ chênh thấp để có thể chơi được, giao tiếp đồng lứa với các bạn cùng lớp.Ví dụ: Tuổi phát triển 3 tuổi thì các em tuy tuổi đời cao hơn nhưng có thể chơi đồng lứa với các em 3 tuổi (tuy nhiên về thể trạng sức khỏe cũng có độ chênh ít) Hoặc là một em 8 tuổi đời nhưng trình độ lớp 1 thì có thể học hòa nhập lớp 1. Cón 6 tuổi đời mà tuổi phát triển 24 tháng (vừa biết nói được câu đơn 3 từ hay chỉ biết so sánh cặp đội: ít /nhiều, không / có chưa nhận được mặt số ... thì không thể chơi đồng lứa với học sinh lớp 1. Các em tự kỷ như thế này sẽ bị bỏ lại, cô đơn mặc dầu nhà trường phổ thông không đặt nặng vấn đề tiếp thu kiến thức.
Trường Khai Trí thực hiện chương trình khung tiểu học của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành theo quyết định 5715/QĐ-BGDĐT ngày 08/02/2010 do Bộ GD&ĐT ban hành sang năm thứ 4. Chương trình được chia nhỏ và theo phương pháp chơi mà học, 2 giáo viên trong 1 lớp 8 - 10 học sinh. Các em được học kiến thức tiền học đường và kỹ năng học tập trước khi ra hòa nhập.

 

Trẻ tự kỷ - Vấn đề của gia đình hay xã hội

Tín hiệu vui đầu năm học mới!
Hội nghị chuyên đề "Trẻ tự kỷ - Vấn đề của gia đình hay xã hội" do Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) VN TP HCM tổ chức với gần 200 đại biểu đầy đủ các lãnh đạo Hội đồng nhân dân, MTTQ cấp quận huyện, các ngành Y tế, Giáo dục, Tâm lý, Lao động TBXH, các nhà chuyên môn ngành tự kỷ và phụ huynh. Hội thảo giúp cho các cấp các ngành nói lên những trăn trở khó khăn, cuối hội Thảo đã đúc kết nhiều thông điệp như sau:
1/ Trẻ tự kỷ cần phát hiện sớm, chẩn đoán sớm, can thiệp sớm sẽ giúp trẻ nhanh cải thiện phục hồi và hòa nhập cuộc sống bình thường.
2/ Các cấp các ngành cần phối hợp tham mưu xây dựng cơ chế chính sách phù hợp chia sẻ gánh nặng cho gia đình trẻ tự kỷ từ luật pháp, các ngành y tế, giáo dục, Bảo hiểm y tế, xây dựng trung tâm can thiệp trị liệu giáo dục chuyên sâu...
3/ Cần tiếp tục tổ chức các hội thảo chuyên sâu chia sẻ kinh nghiệm cho cộng đồng tại thành phố và các địa phương.
Tổng kết hội nghị đây là vấn đề của toàn xã hội đồng hành, chia sẻ cùng với gia đình các em tự kỷ như lời dẫn của BS Huỳnh Tấn Mẫm với dẫn đề Hội Nghị!

1 6
3 2
7 8
5 4
9 10
 

Thống kê truy cập

2217154
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tháng này
Tất cả
219
274
493
493
2217154

Hôm nay: 2024-12-02 09:38:09

Khách truy cập

Đang có 38 khách và không thành viên đang online

Các đơn vị tài trợ và liên kết website cộng đồng

1 2 3 cong_dong facebook1 facebook2