TIẾNG KHÓC CỦA CON

Tiếng khóc- có lẽ đối với những người bình thường như chúng ta là một hành động tự nhiên vốn có. Nhưng đối với Con – Một cậu bé bị chứng “ Tự kỷ” thì đó là những lời nói phát ra thông qua nước mắt mà tôi thường gọi là “ tiếng nói trong câm lặng”.

Con – Một cậu bé 6 tuổi, đẹp trai, bụ bẫm, ngoan, đáng yêu. Con tròn như “quả dưa hấu”. Nhưng đó không phải là cái cô ấn tượng về con. Mà ấn tượng con để lại cho cô chính là: “tiếng khóc”. Con không nói được, không có ngôn ngữ như bao đứa trẻ ở lứa tuổi của con có được, mà con “ chỉ có tiếng khóc” thay cho ngôn ngữ của mình.

Cô còn nhớ, ngày đầu tiên con vào lớp, vì là ngày đầu tiên con đến lớp, còn lạ lớp, lạ bạn bè, lạ cả cô giáo nữa. cho nên con đã lăn lóc giữa nền lớp mà khóc. Tiếng khóc của con như một lời cảnh báo cho cô “ tôi không biết cô, cô là ai ?!!!. “Tôi không đi học ở đây”. Mặc dù cô dỗ dành, ôm ấp, con vẫn khóc. Đến lúc cô chịu không nỗi con thì cô đành đi chỗ khác và dành “không gian” cho con quậy.

Rồi thời gian, con quen dần lớp, quen bạn, quen cô … Nhưng vì con không nói được nên “ tiếng khóc” của con như một báo hiệu để cho cô biết lúc nào con phẫn nộ, lúc nào con buồn, lúc nào con đói hay buồn đi vệ sinh. Nhờ có con, cô cảm thấy mình tinh tế như một người mẹ để biết lúc nào, vào thời điểm nào con cần cô giúp đỡ, hay con phẫn nộ, buồn tức. Cô cảm nhận như “tiếng khóc” của con làm cho cô trở nên nhanh nhạy hơn với mọi thứ xung quanh. Và dù con không nói được, con không có ngôn ngữ như bao đứa trẻ khác. Nhưng cô biết, con có cách nói của con, con có ngôn ngữ riêng của con để làm cho người khác hiểu được ý muốn hay nhu cầu của mình. Bây giờ cô hiểu được để giao tiếp được với nhau, không nhất thiết phải có lời nói, người câm điếc vẫn có thể giao tiếp tốt mà vì thế lời nói chỉ đóng vai trò phụ mà giao tiếp mới có vai trò chính.

Một cậu bé đáng yêu. Con vẫn thật là một cậu bé đáng yêu và bình thường như bao đứa trẻ khác. Bởi ở bên con, cô vẫn nhận thấy con thông minh, nhí nhảnh và rất tình cảm. Chính con là người đã dạy cho cô biết thế nào là yêu thương, nhạy cảm con đã giúp cô trở nên tinh tế của một người mẹ.

Cám ơn con – cậu bé đáng yêu.

 

GV lớp Thỏ Ngọc – Trường CB Khai Trí.

Một ngày cuối năm

Trịnh Thị Thanh

 

Một số dấu hiệu nhận biết trẻ bị tự kỷ

Trẻ tự kỉ thường chậm phát triển về khả năng liên hệ qua lại, không sử dụng được ngôn ngữ trong sinh hoạt xã hội, không thông hiểu các hình ảnh kí hiệu và không biết chơi các trò cần sức tưởng tượng. Trẻ cũng có hành vi lặp đi lặp lại và nhạy cảm giác quan. Những trẻ này có khuynh hướng khó khăn trong học tập và nhiều trẻ bị khiếm khuyết về trí tuệ.

Tự kỷ (tiếng Anh là Autism) là một bệnh rối loạn phát triển của hệ thần kinh, biểu hiện của rối loạn tâm thần. Những trẻ tự kỉ thiếu hay chậm phát triển về khả năng liên hệ qua lại trong xã hội, không sử dụng được ngôn ngữ trong sinh hoạt xã hội, không thông hiểu các hình ảnh kí hiệu và không biết chơi các trò cần sức tưởng tượng. Trẻ cũng có hành vi lặp đi lặp lại và nhạy cảm giác quan. Những trẻ này có khuynh hướng khó khăn trong học tập và nhiều trẻ bị khiếm khuyết về trí tuệ.

Khiếm khuyết về mặt quan hệ xã hội

Xem tiếp...
 

Điều chỉnh hành vi

ĐIỀU CHỈNH HÀNH VI

  1. I. Hành vi kích động, bạo động, gây nguy hiểm:
    1. Chọn 1 nơi yên tĩnh đã được chuẩn bị trước
    2. Ngăn hành vi bằng dấu “không” nghiêm nghị. Nếu trẻ không dừng lại giáo viên phải giữ bé lại, ngăn cản ngay hành vi (VD: đánh bạn).
    3. Đưa bé ngay vào phòng và ở đó 1 thời gian (1 phút/ 1 tuổi).
    4. Hết thời gian “ tĩnh tâm” cho bé ra ngoài.
    5. Có thể hóa giải mâu thuẫn giữa 2 trẻ bằng cách giới thiệu 1 trò chơi chung cho 2 đứa.
  2. II. La hét, mè nheo, ăn vạ

Chiến thuật tốt nhất là “tảng lờ”. Bởi vì “màn diễn trước sau gì cũng kết thúc khi không có khán giả”. Nếu bạn quan tâm tới hành vi tiêu cực thì bé có động cơ để tiếp tục hành vi đó.

Xem tiếp...
 

Những thiên thần mắc đọa

Những thiên thần mắc đọa

Tạp văn

Nguyễn Ngọc Tư

Chiều nào bà mẹ cũng dẫn con ra công viên bên bờ sông, chỗ chị hay tụ tập đánh cầu lông với bạn bè. Nhẹ nhàng đặt đứa bé lên băng đá, mẹ chạy quanh, lúc che mặt cút hà, lúc lại giả đò trợt té. Đứa trẻ bị giảm thiểu năng trí tuệ, nên ngờ nghệch, có khi cũng nhoẻn cười, nhưng ánh mắt dại mông mênh. Chị hay đứng đằng xa, lén nhìn cảnh đó mà xót thương, bởi cảm giác, đang quấn quýt bên con nhưng bà mẹ ấy như cô đơn chơi vơi dưới nắng chiều. Day qua day lại, chị thấy nhiều người cũng ngẩn ra ngó hai mẹ con họ, và cũng như chị, họ giấu giếm cái nhìn của mình, mắt đậu vào bâng quơ. Dường như ai cũng sợ mình sẽ không kềm chế ánh mắt thương hại, như nhát roi quất vào lòng bà mẹ, vốn đã đau.

Xem tiếp...
 

Thống kê truy cập

2122225
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tháng này
Tất cả
87
419
2152
7467
2122225

Hôm nay: 2024-05-17 03:57:50

Khách truy cập

Đang có 6 khách và không thành viên đang online

Các đơn vị tài trợ và liên kết website cộng đồng

1 2 3 cong_dong facebook1 facebook2