GIAO TIẾP TRẺ TỪ 4T - 36T

CỘT MÓC XÃ HỘI, CẢM XÚC VÀ GIAO TIẾP CỦA TRẺ

TỪ 4 THÁNG ĐẾN 36 THÁNG

 

Stanley I.Greenspan,MD

Barry M. Prizant, ph.D., CCC - SLP

Amy Wetherby,ph. D . , CCC – SLP

Những cột mốc trong bảng này rất quan trọng cho sự phát triển hành vi và học tập của trẻ. Trong khi mỗi trẻ phát triển khác nhau, một vài sự khác biệt này có thể cho thấy sự chậm trễ và một số khác có thể nguyên nhân cho những lo lắng lớn hơn. Những cột mốc sau đây cung cấp những hướng dẫn quan trong cho việc theo dõi sự phát triển sức khỏe của trẻ từ 4 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi. Những cột mốc này không được dùng để thay thế cho việc tầm soát, nhưng được dùng cho những điểm thảo luận giữa cha mẹ và bác sĩ trong mỗi lần khám. Nếu trẻ không có những kỹ năng được liệt kê – hoặc mất bất kỳ kỹ năng nào ở bất kỳ độ tuổi nào – hãy chắc chắn rằng bác sĩ của bạn biết điều đó.

Trẻ 4 tháng tuổi có thể :

  • Theo dõi và phản ứng đối với những màu sáng, cử động và đồ vật
  • Hướng về phía âm thanh
  • Thể hiện sự hứng thú khi nhìn gương mặt người
  • Mỉm cười khi bạn cười với trẻ

Trẻ 6 tháng tuổi có thể :

  • Quan hệ với bạn trong niềm vui thật sự
  • Thường mỉm cười khi chơi với bạn
  • Thì thầm hoặc bập bẹ khi hạnh phúc
  • Khóc khi không hạnh phúc

Trẻ từ 9 tháng tuổi có thể :

  • Mỉm cười và cười lớn khi bạn nhìn trẻ
  • Trao đổi qua lại với bạn với nụ cười, gương mặt yêu thương và những biểu hiện khác
  • Trao đổi âm thanh qua lại với bạn
  • Trao đổi cử chỉ qua lại với bạn, chẳng hạn như đưa, lấy và chạm tới
Xem tiếp...
 

Ngôi Nhà Giao Tiếp

Giúp trẻ biết giao tiếp

 

Tác giả: Bác sĩ Phạm Ngọc Thanh

 

Cũng như ngôi nhà được xây dựng bằng những viên gạch đặt liền nhau, kỹ năng giao tiếp của trẻ được xây dựng bằng những kỹ năng nối tiếp nhau.

ngoinhagiaotiep1

 Chúng ta có thể xem kỹ năng chú ý như là nền móng của ngôi nhà. Đó là kỹ năng quan trọng nhất. Không có kỹ năng này, trẻ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc học các kỹ năng khác cần cho việc giao tiếp.

Xem tiếp...
 

Lợi ích của gạo lứt cho trẻ tự kỷ

gao-lucTHÀNH PHẦN CỦA GẠO LỨT

Gạo lứt là hạt gạo lấy từ hạt lúa được xay bỏ vỏ bên ngoài, còn lại lớp mỏng bên trong l chất cám gạo, mầm gạo ở đầu và lõi gạo bên trong. Có loại gạo lứt trắng ngà và gạo lứt đỏ. Chính mầm lúa và phần cám bao quanh lõi gạo có giá trị dinh dưỡng, trị liệu. Còn gạo đã được xay trắng đã làm mất đi mầm và cám, không còn nguyên giá trị này nữa.

Xem tiếp...
 

Sổ Tay Trẻ Tự Kỷ của Bác Sĩ

Trường Khai Trí hân hạnh giới thiệu cùng độc giả một cuốn sổ tay minh họa mà qúy vị có thể tải xuống để xem.(Xin bấm vào đây để tải )
 
"rất dễ hiểu nhờ có nhiều hình ảnh minh hoạ. Sách rất hữu ích cho mọi người: bác sĩ, thầy cô giáo, phụ huynh... đều có thể nhận diện được những dấu hiệu gợi ý, để đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa khám và chẩn đoán sớm bệnh tự kỷ." (Bác sĩ Hoàng Trọng Kim)
 
để "được can thiệp sớm hầu cho trẻ hoà nhập cộng đồng" (Bác sĩ Phạm Ngọc Thanh)
 
 

Ban Giám Hiệu Trường Giáo dục Chuyên biệt Khai Trí xin chân thành cảm ơn tổ chức HANS (Hãy Giúp Đỡ Trẻ Tự Kỷ Ngay Bây Giờ) đa có nhã ý cho phép chúng tôi dịch tác phẩm Sổ Tay Trẻ Tự Kỷ của Bác Sĩ này qua tiếng Việt.

Bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm, thay mặt trường Khai Trí

sotayfinal1

sotayfinal2

sotayfinal3

 

Page 1 of 4

Thống kê truy cập

2109774
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tháng này
Tất cả
115
346
1459
7371
2109774

Hôm nay: 2024-04-18 08:25:47

Khách truy cập

Đang có 12 khách và không thành viên đang online

Các đơn vị tài trợ và liên kết website cộng đồng

1 2 3 cong_dong facebook1 facebook2