Truân chuyên nuôi con tự kỷ

“Năm nay con tôi 5 tuổi, cháu bị tự kỷ từ nhỏ, từ đó đến nay tôi chỉ để nó ở nhà dạy dỗ”, bà mẹ trẻ phân trần với mọi người trong phòng triển lãm khi bé con trai chị cứ chạy ra giằng, la hét quanh các bức tranh. Chỉ vậy rồi ai hỏi gì chị cũng vờ lảng đi.

Đau khổ, lảng tránh, tự ti là tâm lý của nhiều bố mẹ có con bị tự kỷ. Họ không dám bộc bạch, sợ bị để ý. Chỉ khi gặp người đồng cảnh ngộ, họ mới chia sẻ cho nhau hết cái đau khổ ban đầu, sự gượng dậy và những nỗ lực tiếp theo, để rồi dần dần mãn nguyện với những gì con họ làm được.

Xem tiếp...
 

Cháy mình với trẻ tự kỷ

Cháy mình với trẻ tự kỷ

Ông mở trường dành riêng cho trẻ tự kỷ không chỉ vì hai đứa con mắc chứng này mà còn mong muốn truyền thụ kinh nghiệm của mình cho những bậc cha mẹ chẳng may có con tự kỷ.

7 giờ, cổng Trường Giáo dục chuyên biệt Khai Trí (214/25F Điện Biên Phủ, Bình Thạnh, TP.HCM) bắt đầu mở để đón trẻ. Cứ mỗi khi có phụ huynh đưa con đến thì bảo mẫu ra tiếp nhận với khuôn mặt cười tươi, chào hỏi. Sau những cái ôm hôn nhẹ, các cô dắt tay các em vào sân trường vui chơi, múa hát tập thể trước khi vào lớp. Một cậu bé chừng tám tuổi đang chơi cùng chúng bạn bất ngờ chạy lại phía một người đàn ông đeo kính đứng quan sát ở khu sân chơi, nói:

-“Chàoooo… ba.. a… a!”.

- “Chào con. Mình chơi banh nhé!”.

- “Chơ… ơi… banh…”.

Người đàn ông đó là bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm, cựu thủ lĩnh phong trào sinh viên - học sinh (SV-HS) trước giải phóng, người sáng lập ra ngôi trường chuyên biệt dành cho trẻ tự kỷ nói trên.

“Căn bệnh” lạ

Trên đây đoạn nói chuyện giữa ông với một học trò tự kỷ. Nói xong, ông ngồi xuống ném nhẹ trái banh về phía đứa trẻ. Cháu cầm lấy trái banh ném loạn xạ lại người ông, vừa ném vừa cười nức nẻ. Ông Mẫm giải thích: “Đó là những dấu hiệu đáng mừng cho thấy cháu đã khá hơn trước rất nhiều. Trước đây, cháu không chịu chơi với ai cả, khả năng giao tiếp gần như bằng không”.

Đã ngấp nghé tuổi 70 nhưng ông Huỳnh Tấn Mẫm vẫn mang phong thái nhanh nhẹn, sôi nổi của một thanh niên từng là thủ lĩnh phong trào SV-HS Sài Gòn khi xưa. Trong căn phòng làm việc chỉ vừa kê đủ một cái bàn và hai chiếc ghế, ông tâm sự về cái nghiệp và cũng là cái duyên khiến ông gắn phần đời còn lại với trẻ tự kỷ.

Sau mối duyên đầu với người vợ trước không trọn vẹn, được sự khuyến khích của hai cô con gái, ông đã đi bước nữa và quyết định thụ tinh trong ống nghiệm vì tuổi đã cao. Kết quả là hai đứa con trai kháu khỉnh chào đời. Hai cháu lớn lên như mọi đứa trẻ bình thường khác, gặp ai cũng muốn ôm ấp, mơn trớn. Khi thấy ông đi đâu về, các con cùng chạy ra reo lên: “Ba về!”.

hetminh

Để trẻ tự kỷ vui chơi bình thường thế này là cả kỳ công của ông Huỳnh Tấn Mẫm cùng các giáo viên Trường Chuyên biệt Khai Trí. Trong ảnh: Ông Mẫm đang vui chơi cùng các trẻ tự kỷ trong sân trường. Ảnh: THANH MẬN

Đến hai tuổi, tự dưng hai cháu mất dần những khả năng nói, giao tiếp với người khác. Trường mẫu giáo trả cháu về với gia đình vì ở trường cháu không chơi với ai, đặt đâu chỉ biết ngồi đó, không ai chạm được vào người cháu. “Gia đình tôi lo lắng cho con nhưng cứ nghĩ cháu nó chậm phát triển rồi từ từ thì nó cũng bằng bạn bằng bè thôi. Ai ngờ đến khi con năm tuổi tôi mới để ý thấy trí não của cháu không bằng lúc hai tuổi nữa. Tôi đâm hoảng, đưa cháu đi Nhi đồng khám thì mới biết là cháu mắc chứng tự kỷ. Tôi về lục tìm tài liệu về căn bệnh này, tìm người để học, ở đâu có tọa đàm về tự kỷ là tôi đi”.

Xem tiếp...
 

Cảm Nhận Của Giáo Viên

BÀI VIẾT “CẢM NGHĨ VỀ NGÀY HỘI NGƯỜI KHUYẾT TẬT 03/12/2011”

Sài Thành sáng nay có gì đó thật đặc biệt, hình như là một chút không khí se se lạnh vào buổi sớm mà tôi không nghĩ ở cái vùng đất được mệnh danh là nắng nóng quanh năm này lại có. Thôi thế này cũng tốt, trời đã ủng hộ cho chuyến đi suối Tiên nhân dịp “Ngày hội người khuyết tật” mà tôi đã chờ đợi từ lúc nghe thông báo.

7h30 sáng, chúng tôi đã có mặt tại nơi cần đến. Đón chúng tôi là một bạn tình nguyện viên trẻ tuổi hiền lành, ít nói. Sau khi qua cổng, đoàn chúng tôi nhập chung với rất nhiều các đoàn khác đến từ các quận và các tỉnh lân cận để dự lễ khai mạc. Bắt đầu từ đây, mọi thứ diễn ra thật khác so với những gì tôi tưởng tượng. Mở đầu cho chương trình khai mạc là một bài hát khá nổi tiếng nhưng cũng khá “nặng nề”

Xem tiếp...
 

SỰ BÌNH THƯỜNG XA XỈ

xaxi

Từ lúc biết con bệnh, tôi không còn là một người bình thường. Mọi người trong nhà cũng thay đổi hẳn đi cách suy nghĩ. Tôi sống khiêm nhường hơn, quan tâm đến mọi người hơn, bớt bon chen trong cơ quan, bớt cao giọng khi ngồi tán dốc, bớt đi những tham vọng và kế hoạch to lớn trong cuộc đời“. Anh đã tâm sự như vậy với các phụ huynh cùng nhóm có con tự kỷ.

Chồng đang là một trong những lãnh đạo thuộc diện quy hoạch ở cơ quan. Vợ là tiến sĩ giảng dạy tại trường đại học. Cháu trai đầu là một sinh viên xuất sắc tại một trường đại học ở Singapore. Sự thăng tiến trong công việc và kinh tế gia đình của 2 vợ chồng cũng như thành quả học tập của cậu con lớn khiến gia đình anh luôn tự hào về học thức, địa vị ở mức “ trên cả bình thường thường “. Song, sự bất thường đã xuất hiện khi anh phát hiện cậu con thứ hai mắc chứng tự kỷ. Cả gia đình anh vạch hẳn một kế hoạch sống và phấn đấu chỉ để trở thảnh một gia đình bình thường. Sự bình thường mà bây giờ anh mới thấy xa xỉ đến thế.

Xem tiếp...
 

Thống kê truy cập

2217583
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tháng này
Tất cả
648
274
922
922
2217583

Hôm nay: 2024-12-02 12:57:00

Khách truy cập

Đang có 62 khách và không thành viên đang online

Các đơn vị tài trợ và liên kết website cộng đồng

1 2 3 cong_dong facebook1 facebook2