TỔNG KẾT CUỐI NĂM TẠI MỘT LỚP HỌC CHÚNG TÔI

Được viết ngày 10 Tháng 1 2012

Năm hết tết đến, đâu đâu cũng nghe người ta làm tổng kết: công ty kinh doanh tổng kết lợi nhuận, công ty sản xuất tổng kết sản lượng… nhà nhà tổng kết thu chi, người người tổng kết những gì mình đã làm được trong năm qua. Đó là một yếu tố làm nên cái bận rộn rất riêng của những ngày cuối năm nhưng quan trọng nhất vẫn là việc giúp mọi người biết được những gì mình đã làm được sau một năm dài lao động cực lực.

Tất cả đều được hiển hiện qua cả những con số rỏ ràng, chi tiết và đầy ý nghĩa. Tuy nhiên không phải ngành nào cũng có thể tổng kết thành quả qua những con số, điển hình như lớp dạy trẻ tự kỷ của chúng tôi. Khi được hỏi, một số bạn bộc bạch rằng họ chẳng biết tổng kết thế nào cho ngắn gọn, trực quan, dễ hiểu bởi một lớp có bao nhiêu em thì kết quả thu được lại khác hoàn toàn trên bấy nhiêu em ấy, nó không đơn giản như việc xếp loại học lực loại giỏi, khá, trung bình… như ở các bậc học phổ thông bình thường, thậm chí có em còn tiến bộ chậm, rất khó thấy được sự chuyển biến ở các em.

Một năm qua, bằng tâm huyết và chuyên môn của mình, các giáo ở một lớp dạy trẻ tự kỷ tâm sự: “Thành quả mà chúng tôi đạt được trong thời gian qua là có một vài em biết đi vệ sinh đúng vị trí mà không khóc thét lên như gặp ác mộng, một vài em nói năng ngắn gọn hơn bởi tật nói lắp, nói ngọng, nói không ý thức đã được hạn chế, một vài em khác khá hơn khi không còn tự hủy hoại mình bằng những cái tát hay những cái đập đầu vào tường rất nguy hiểm…” Thiết nghĩ như vậy thì thật khó để viết thành số liệu!

Các cô cho biết thêm, tuy những gì đạt được là chưa nhiều, chưa giúp các em sớm hòa nhập được với cuộc sống nhưng các cô đã nỗ lực hết mình, đã dành không chỉ công sức mà cả tình yêu, niềm đam mê vào công việc vốn đòi hỏi nhiều yếu tố này. Mỗi một sự thay đổi nhỏ ở các em đều rất đáng mừng, đó là động lực giúp các cô thêm tự tin và yêu nghề. Không ít lần các cô chứng kiến đồng nghiệp của mình hét lên đầy sung sướng khi cậu học trò nhỏ bỗng cất lên một tiếng bập bẹ “ạ ạ ạ…ba”, hay đơn giản là một ngày nọ em trở nên quấn quýt, thân thiết với cô hơn, biết làm nũng như những đứa trẻ lành lặn khác cũng làm cô hạnh phúc đến rơi nước mắt. Nó không đơn thuần chỉ là thành quả lao động, nó là thành quả của niềm tin, của sự kiên trì và óc sáng tạo, là kết quả của tình yêu thương học trò khó nói hết bằng lời, là những trái ngọt của một nghề cao quý. Sang năm mới, các cô không hi vọng sẽ lập nên kì tích, chỉ mong sao học trò của mình ngoan thêm chút nữa, cùng nắm tay cô bước tiếp trên con đường còn dài và đầy khó khăn phía trước!

Trường Giáo Dục Chuyên Biệt Khai Trí

Trương Thị Thiên - GV lớp Thỏ Ngọc.

 

TIẾNG KHÓC CỦA CON

Được viết ngày 10 Tháng 1 2012

Tiếng khóc- có lẽ đối với những người bình thường như chúng ta là một hành động tự nhiên vốn có. Nhưng đối với Con – Một cậu bé bị chứng “ Tự kỷ” thì đó là những lời nói phát ra thông qua nước mắt mà tôi thường gọi là “ tiếng nói trong câm lặng”.

Con – Một cậu bé 6 tuổi, đẹp trai, bụ bẫm, ngoan, đáng yêu. Con tròn như “quả dưa hấu”. Nhưng đó không phải là cái cô ấn tượng về con. Mà ấn tượng con để lại cho cô chính là: “tiếng khóc”. Con không nói được, không có ngôn ngữ như bao đứa trẻ ở lứa tuổi của con có được, mà con “ chỉ có tiếng khóc” thay cho ngôn ngữ của mình.

Cô còn nhớ, ngày đầu tiên con vào lớp, vì là ngày đầu tiên con đến lớp, còn lạ lớp, lạ bạn bè, lạ cả cô giáo nữa. cho nên con đã lăn lóc giữa nền lớp mà khóc. Tiếng khóc của con như một lời cảnh báo cho cô “ tôi không biết cô, cô là ai ?!!!. “Tôi không đi học ở đây”. Mặc dù cô dỗ dành, ôm ấp, con vẫn khóc. Đến lúc cô chịu không nỗi con thì cô đành đi chỗ khác và dành “không gian” cho con quậy.

Rồi thời gian, con quen dần lớp, quen bạn, quen cô … Nhưng vì con không nói được nên “ tiếng khóc” của con như một báo hiệu để cho cô biết lúc nào con phẫn nộ, lúc nào con buồn, lúc nào con đói hay buồn đi vệ sinh. Nhờ có con, cô cảm thấy mình tinh tế như một người mẹ để biết lúc nào, vào thời điểm nào con cần cô giúp đỡ, hay con phẫn nộ, buồn tức. Cô cảm nhận như “tiếng khóc” của con làm cho cô trở nên nhanh nhạy hơn với mọi thứ xung quanh. Và dù con không nói được, con không có ngôn ngữ như bao đứa trẻ khác. Nhưng cô biết, con có cách nói của con, con có ngôn ngữ riêng của con để làm cho người khác hiểu được ý muốn hay nhu cầu của mình. Bây giờ cô hiểu được để giao tiếp được với nhau, không nhất thiết phải có lời nói, người câm điếc vẫn có thể giao tiếp tốt mà vì thế lời nói chỉ đóng vai trò phụ mà giao tiếp mới có vai trò chính.

Một cậu bé đáng yêu. Con vẫn thật là một cậu bé đáng yêu và bình thường như bao đứa trẻ khác. Bởi ở bên con, cô vẫn nhận thấy con thông minh, nhí nhảnh và rất tình cảm. Chính con là người đã dạy cho cô biết thế nào là yêu thương, nhạy cảm con đã giúp cô trở nên tinh tế của một người mẹ.

Cám ơn con – cậu bé đáng yêu.

 

GV lớp Thỏ Ngọc – Trường CB Khai Trí.

Một ngày cuối năm

Trịnh Thị Thanh

 

Điều chỉnh hành vi

Được viết ngày 17 Tháng 6 2011

ĐIỀU CHỈNH HÀNH VI

  1. I. Hành vi kích động, bạo động, gây nguy hiểm:
    1. Chọn 1 nơi yên tĩnh đã được chuẩn bị trước
    2. Ngăn hành vi bằng dấu “không” nghiêm nghị. Nếu trẻ không dừng lại giáo viên phải giữ bé lại, ngăn cản ngay hành vi (VD: đánh bạn).
    3. Đưa bé ngay vào phòng và ở đó 1 thời gian (1 phút/ 1 tuổi).
    4. Hết thời gian “ tĩnh tâm” cho bé ra ngoài.
    5. Có thể hóa giải mâu thuẫn giữa 2 trẻ bằng cách giới thiệu 1 trò chơi chung cho 2 đứa.
  2. II. La hét, mè nheo, ăn vạ

Chiến thuật tốt nhất là “tảng lờ”. Bởi vì “màn diễn trước sau gì cũng kết thúc khi không có khán giả”. Nếu bạn quan tâm tới hành vi tiêu cực thì bé có động cơ để tiếp tục hành vi đó.

Xem tiếp...
 

Những thiên thần mắc đọa

Được viết ngày 17 Tháng 6 2011

Những thiên thần mắc đọa

Tạp văn

Nguyễn Ngọc Tư

Chiều nào bà mẹ cũng dẫn con ra công viên bên bờ sông, chỗ chị hay tụ tập đánh cầu lông với bạn bè. Nhẹ nhàng đặt đứa bé lên băng đá, mẹ chạy quanh, lúc che mặt cút hà, lúc lại giả đò trợt té. Đứa trẻ bị giảm thiểu năng trí tuệ, nên ngờ nghệch, có khi cũng nhoẻn cười, nhưng ánh mắt dại mông mênh. Chị hay đứng đằng xa, lén nhìn cảnh đó mà xót thương, bởi cảm giác, đang quấn quýt bên con nhưng bà mẹ ấy như cô đơn chơi vơi dưới nắng chiều. Day qua day lại, chị thấy nhiều người cũng ngẩn ra ngó hai mẹ con họ, và cũng như chị, họ giấu giếm cái nhìn của mình, mắt đậu vào bâng quơ. Dường như ai cũng sợ mình sẽ không kềm chế ánh mắt thương hại, như nhát roi quất vào lòng bà mẹ, vốn đã đau.

Xem tiếp...
 

Thống kê truy cập

2217263
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tháng này
Tất cả
328
274
602
602
2217263

Hôm nay: 2024-12-02 10:04:52

Khách truy cập

Đang có 63 khách và không thành viên đang online

Các đơn vị tài trợ và liên kết website cộng đồng

1 2 3 cong_dong facebook1 facebook2