Điều chỉnh hành vi

Được viết ngày 17 Tháng 6 2011

ĐIỀU CHỈNH HÀNH VI

  1. I. Hành vi kích động, bạo động, gây nguy hiểm:
    1. Chọn 1 nơi yên tĩnh đã được chuẩn bị trước
    2. Ngăn hành vi bằng dấu “không” nghiêm nghị. Nếu trẻ không dừng lại giáo viên phải giữ bé lại, ngăn cản ngay hành vi (VD: đánh bạn).
    3. Đưa bé ngay vào phòng và ở đó 1 thời gian (1 phút/ 1 tuổi).
    4. Hết thời gian “ tĩnh tâm” cho bé ra ngoài.
    5. Có thể hóa giải mâu thuẫn giữa 2 trẻ bằng cách giới thiệu 1 trò chơi chung cho 2 đứa.
  2. II. La hét, mè nheo, ăn vạ

Chiến thuật tốt nhất là “tảng lờ”. Bởi vì “màn diễn trước sau gì cũng kết thúc khi không có khán giả”. Nếu bạn quan tâm tới hành vi tiêu cực thì bé có động cơ để tiếp tục hành vi đó.


  1. Sau khi quan sát thấy không có gì nguy hiểm cho bé thì bạn làm như không nghe, không thấy hành vi của bé, không nhìn cả về phía bé. Cứ để bé tha hồ ăn vạ, bạn cứ tiếp tục công việc của bạn, hoặc chơi đùa với những trẻ khác ngay trước mặt bé.
  2. Thời gian đầu (1-7 ngày): bé có thể làm dữ hơn nhưng sau đó sẽ giảm dần, tự ngưng la hét và gia nhập trò chơi với các bạn. Nếu bé chạy đến ôm bạn, bạn ôm bé và nói: “vậy mới ngoan, con chơi đi…”. Tuyệt đối không nói gì nhắc đến hành vi ăn vạ vừa rồi của của bé.

dieu_chinh_hanh_vi_1

- Khiêu khích, quấy rối trong giờ tâm vận động.

- Trước khi cho trẻ phá tường mút để vào chơi cần thông báo qui luật, nội qui: chơi đùa với nhau 1 cách hòa thuận nếu đánh nhau thì ra khỏi phòng.

- Chứng minh bằng hành động cho trẻ thấy, không giải thích dài dòng vì trẻ không hiểu.

dieu_chinh_hanh_vi_3

  1. III. Quấy rối liên tục à bé bị ADHD
    1. Lập thời khóa biểu trong ngày: mô tả qui định ngắn gọn bé phải làm gì. Nếu phá, đánh bạn… Ngồi quay mặt vào tường.
    2. Lập biểu đồ hành vi: ghi số lần hành vi à tổng kết trong ngày/ tuần
    3. Khi trẻ phá à buộc quay mặt vào tường vào tường ngay, không nói. Sau 1 phút à cho quay ra học tiếp, không nói gì về hành vi đã làm. Nếu cuối ngày hành vi phá giảm so với trước à khen hôm nay con học tốt. Phản hồi và khen ngay hành vi tốt.

Mục tiêu chủ yếu: Giúp bình thường hóa hành vi của trẻ, để trẻ có thể bớt đi các tác động tiêu cực và có 1 cuộc sống tốt đẹp.

Điều cần làm: ba bước cải thiện hành vi

  1. Thiết lập cơ cấu (việc phải học đúng thời gian)
  2. Qui định (VD: ngồi vào bàn trước khi tức ăn dọn ra, phụ giáo viên dọn bàn ăn)
  3. Phản hồi thường xuyên: xem trẻ có mặt đúng giờ? (chỉ nhắc nhở 1 lần). Khen nếu trẻ đúng giờ.
  4. Hậu quả: ghi vào biểu đồ hành vi.

Gây rắc rối trong giờ nghi trưa:

  1. Tuân theo thời khóa biểu trong ngày, giờ nào việc đó đúng giờ.
  2. Làm 1 nghi thức gì đó trước giờ ngủ. (VD: masage 5 phút)
  3. Cho nằm 1 mình trong phòng tối, đèn mờ, khóa kín cửa (có 2 giáo viên ở cùng). Nếu bé quậy à úp mặt vào tường. Trẻ nằm yên: khen, cười dịu dàng với trẻ.
  4. IV. Rèn luyện khả năng đáp ứng

3 giây “dừng lại để suy nghĩ” à rèn luyện nhận thức về hành vi

Phương pháp: STAR

S: stop                T: think            A: art               R: restond

  1. Đưa ra 1 mệnh lệnh chờ 3s. Nếu bé không chấp hành
  2. Stop để suy nghĩ (chờ 3s).
  3. Bây giờ con chọn cái tốt hay cái xấu? (chờ 3s)
  4. Cứ làm đi (chờ trong 3s)
  5. Nếu trẻ thực hiện lệnh à khen ngay (không chờ 3s) và nói “con thấy việc này có tác dụng gì với con?”
  6. V.      Lập biểu đồ hành vi: xem www.sosprograme.com. Biểu đồ hành vi giúp giáo viên chú ý vào những hành vi xảy ra đều đặn hàng ngày mà bạn muốn trẻ thay đổi. Biểu đồ giúp cho giao viên và trẻ theo dõi và điều chỉnh hành vi 1 cách cụ thể, tập trung và rất dễ thấy.

dieu_chinh_hanh_vi_2

Thống kê truy cập

2217239
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tháng này
Tất cả
304
274
578
578
2217239

Hôm nay: 2024-12-02 09:58:40

Khách truy cập

Đang có 63 khách và không thành viên đang online

Các đơn vị tài trợ và liên kết website cộng đồng

1 2 3 cong_dong facebook1 facebook2