PHỤ HUYNH VÀ GIÁO VIÊN CẦN LƯU Ý

Được viết ngày 20 Tháng 12 2010
Trẻ mắc hội chứng tự kỷ như người xa lạ từ một hành tinh nào đó xuống trái đất. Con người này hình như không muốn tiếp xúc với ai, không nhìn thẳng vào ai cũng không muốn ai nhìn thẳng vào mình, mặc cho ai gọi tên mình cũng không quay đầu nhìn lại kẻ cả cha mẹ và những người gần gũi nhất. Đối với trẻ, người ta nghĩ rằng trẻ hóa ra vô cảm, cha mẹ trẻ đau khổ vô cùng vì trẻ từ chối mọi sự ôm ấp, xoa bóp, vuốt ve.

Ngay từ lúc chào đời, mới 3 tháng tuổi, trẻ tự kỷ không biết mỉm cười với cha mẹ. Đến 6 tháng tuổi, trẻ vẫn không quan tâm bất cứ ai đến gần: Từ 2 tuổi hoặc sớm hơn nếu trẻ không được can thiệp sớm, có nghĩa là chăm sóc và giáo dục bằng những phương pháp hiệu quả, thì lớn lên trẻ không sống tự lập được, không làm được việc gì có ích cho bản thân, chưa nói giúp ích cho gia đình và xã hội mà còn ngược lại nguy hiểm vô cùng nếu không còn ai chăm sóc.

Trong các khiếm khuyết chính của trẻ như sống biệt lập, không giao tiếp bằng lời, hay không lời với ai, hành vi của trẻ hết sức bất thường. Trẻ la hét, cấu xé bất cứ ai đứng gần, ném bất cứ thứ đồ vật mà trẻ nắm được kể cả vật nhọn, có nghĩa là trẻ làm náo động, vô trật tự nhằm giải tỏa rối loạn nội tâm của mình.

Làm sao chuyển hóa từ "ông trời con" hội nhập "trần gian" ?

Không biết bao nhiêu nhà bác học, chuyên gia, bác sĩ nhi khoa, các nhà tâm lý, xã hội học, giáo dục, chính quyền các nước tập trung chăm lo, áp dụng nhiều phương pháp khác nhau để chuyển hóa trẻ từ xa lạ, sống xa thực tế, trở thành thân thiện với con người, quả thật là một việc làm vô cùng khó khăn, đòi hỏi sự kiên trì, chấp nhận với tất cả tình thương và trách nhiệm của mọi người.

Đối với bậc làm cha mẹ

Khi thấy con mình có một và dấu hiệu nói trên, dù tin hay không tin con mình có mắc hội chứng tự kỷ hay không, nên gấp rút đến bệnh viện hay trường chuyên biệt trắc nghiệm tuổi trí tuệ của trẻ, nếu mắc phải cần can thiệp sớm giúp trẻ hòa nhập vào cuộc sống bình thường. Nếu để chậm do chưa tin, sau này khó mà giáo dục điều trị trẻ tốt hơn được.

Không may mắn có con mắc hội chứng tự kỷ, phụ huynh hãy chấp nhận sự thật, thương yêu trẻ còn hơn những đứa con khác, vì "không ai chọn cửa mà sinh ra". Chỉ có tình thương yêu trẻ là việc làm đầu tiên của phụ huynh trước hết làm cho trẻ yên tâm, vì trẻ thấy có chỗ tựa vững chắc, không lo sợ bị ruồng bỏ, bị đánh đập, đe dọa hằng ngày.

Muốn "thắng thiên nhiên phải chiều thiên nhiên" là quy luật. Còn áp dụng phương pháp nào hợp quy luật đòi hỏi các chuyên gia, cha mẹ và giáo viên, hợp tác, nghiên cứu và sáng tạo có kế hoạch giáo dục phù hợp với từng trẻ.

Đối với phụ huynh và giáo viên, phương pháp nào đạt hiệu quả?

Phụ huynh hơn ai hết biết rõ những gì bất thường nơi con trẻ và nhất là hành vi của trẻ, chính là người "giáo viên" giáo dục trẻ hiệu quả nhất nếu phụ huynh liên kết với giáo viên cùng thống nhất phương pháp giáo dục trẻ. Nếu phụ huynh giao trẻ cho trường để giữ trẻ và dạy trẻ, phụ huynh không theo cách dạy trẻ của giáo viên ở trường thì cũng sẽ trở nên vô ích, thậm chí tác dụng ngược lại. Ví dụ trong khi cô giáo chăm lo dạy trẻ ở trường làm giảm căng thẳng đối với đứa trẻ quấy rối, tăng động thì ở nhà phụ huynh lại đối xử mạnh tay với trẻ, đe dọa, chửi mắng, đánh đập hay dối trẻ vô tình hay cố ý, làm cho trẻ rối loạn, hung hãn tăng lên rất nhiều lần.

Giáo viên trước hết là người thực sự yêu thương trẻ, kiên nhẫn và thông cảm, biết cách cư xử nếu bị trẻ tự kỷ đánh, cắn xé gây thương tích cho mình mà không vi phạm nguyên tắc đối xử tôn trọng, không đánh đập lại trẻ. Giáo viên luôn kề cận để ngăn chặn những rủi ro đáng tiếc cho trẻ như trẻ bị té ngã, đập đầu vào vật cứng bén nhọn. Mỗi giáo viên dạy được tối đa 2 trẻ và chỉ dạy cho 1 trẻ quá tăng động. Trong khi đó, đối với trẻ bình thường chỉ cần 1 hoặc 2 giáo viên dạy cho 30 trẻ.

Mỗi ngày lúc giao nhận trẻ, phụ huynh và giáo viên gặp nhau có dịp trao đổi về tình hình học tập của trẻ ở trường và ở nhà để giáo viên đề ra kế hoạch giảng dạy cho phù hợp với từng trẻ,...

Các phương pháp giáo dục trẻ ở trường chuyên biệt khai trí.

Trường chuyên biệt Khai Trí vận dụng các phương pháp hiệu quả nhất trên thế giới. Sau vài tuần nuôi dạy trẻ giáo viên quan sát trẻ, tìm hiểu trẻ, kết hợp tham khảo ý kiến của phụ huynh, làm một trắc nghiệm đánh giá tuổi trí tuệ của trẻ. Từ trắc nghiệm này, các bác sĩ, chuyên gia tâm lý tìm thấy "khả năng phát triển ở tất cả các lĩnh vực" của trẻ, mà lập kế hoạch giáo dục cá nhân phù hợp cho từng trẻ.

Ví dụ:

Trẻ khiếm khuyết về thị giác, thính giác (như giả mù, giả điếc) áp dụng phương pháp về hình ảnh, âm ngữ trị liệu. Trẻ khiếm khuyết về xúc giác, cảm giác dùng phương pháp thủy trị liệu, và dụng cụ ma sát trên da, điều chỉnh thần kinh tiền đình có đường gập ghềnh, bấp bênh, đu quay, đu giây, thang gỗ, cầu tuột,...

Tuy nhiên kinh nghiệm chăm sóc và điều trị trẻ tự kỷ cho thấy rằng sự tiến bộ của trẻ tùy thuộc trước hết vào việc xác định chính xác khả năng học tập qua trắc nghiệm đo tuổi trí tuệ của trẻ, sau đó áp dụng một cách sáng tạo các phương pháp giáo dục phù hợp cho từng trẻ.

                                                                                                                                                                                                                                                     TS-BS Huỳnh Tấn Mẫm

P/S: Chuyên gia nói gì về tự kỷ? Trẻ tự kỷ

Thống kê truy cập

2217472
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tháng này
Tất cả
537
274
811
811
2217472

Hôm nay: 2024-12-02 12:01:34

Khách truy cập

Đang có 47 khách và không thành viên đang online

Các đơn vị tài trợ và liên kết website cộng đồng

1 2 3 cong_dong facebook1 facebook2