Nhưng trong thực tế, bồi thẩm đoàn lên án người mẹ 38t, đã ly dị, này vì sự bất lực để đối phó với những bất công mà cuộc đời ban phát cho mình.
Đứa con út của bà, Jeremy, sinh ra bị mắc chứng tự kỷ. Hơn thế, em được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vào năm lên 6. Ngay cả những gia đình sung túc cũng suy sụp khi nói tới một đứa trẻ trong nhà mắc bệnh ung thư máu (non-Hodgkin's lymphoma). Chắc chắn, nó có thể là một hình thức bệnh ung thư nặng có thể điều trị được. Nhưng nó vẫn còn ung thư.
Có thể Kristen LaBrie trung thực muốn cung cấp thuốc cho con như bất kỳ đứa trẻ nào khác, nếu như Jeremy Fraser đã không mắc chứng tự kỷ, nếu cậu bé có khả năng nói được, nếu các mạch thần kinh trong tâm hồn non nớt của em đã có được sự liên kết; có thể là, một bà mẹ 38 tuổi sẽ không phải đối mặt với nhiều năm tù giam.
Nhưng, bất công của cuộc đời là một cái cớ để giấu đi thuốc để cho đứa con bị bệnh của bạn?
Thượng nghị sĩ Sue không nghĩ như vậy. Và, bà ấy là một trong số ít người có thể hiểu chính xác những gì Kristen LaBrie đã trải qua.
Là người mẹ của một đứa con trai bị mắc chứng tự kỷ, Thượng nghị sĩ đã viết hai cuốn sáchnói về cách nuôi một đứa trẻ bị ”lạc loài” trong một thế giới khác.
"Mặc dù sự thật là bậc làm cha mẹ luôn đối mặt với điều sâu sắc nơi đứa trẻ mắc chứng tự kỷ mà người khác không thể tưởng tượng nổi," Thượng nghị sĩ nói, "đó cũng đúng là bạn không bao giờ được từ chối thuốc điều trị cho trẻ”.
"Tôi hiểu rằng khi một người mẹ độc thân, (LaBrie) lâm vào tuyệt vọng, sợ hãi, chán chường và mệt mỏi," Thượng nghị sĩ thêm vào. "Tôi biết, hãy tin tôi."
Hôm qua, Thượng nghị sĩ nhớ lại có một khoảnh khắc, do bị mất ngủ trong nhiều tháng, bà đóng gói túi của mình để toan chạy trốn.
"Có những lúc con trai của chúng tôi ngồi vào lòng tôi và thấy buồn nôn", bà nhớ lại, "đơn giản chỉ vì trẻ không thể cho chúng tôi biết là nó buồn nôn, và không đủ biết cách để sử dụng phòng vệ sinh."
Cuối cùng, Thượng nghị sĩ đã có thể rút ra, không chỉ về trí tuệ của cô ấy, mà về tính can đảm và tận tụy của người mẹ trong cố ấy. Và cô ấy đã có thể yêu cầu được giúp đỡ.
"Luôn luôn có một ai đó bên ngoài để bạn có thể gọi điện, một người bạn có thể trò chuyện," bà nói, "bạn bè, gia đình,công tác viên xã hội, người ở trường học."
Bà đã có thể nhìn thấy con trai mình vào tuổi trưởng thành. Anh ấy bây giờ 21t và sống trong một nhà tập thể.
Tại tòa, các bác sĩ vẽ lên một bức chân dung rất khác nhau về cuộc sống bất thường của Kristen LaBrie. Luật sư của cô nói thân chủ bị "vùi dập"(overwhelmed), nhưng không thể hoặc không muốn gọi ai, để được giúp đỡ ... cho cậu bé nhỏ cũng như chính mình.
Có lẽ cô ấy đã ngậm đắng nuốt cay trong bất công của cuộc sống. Đắng vì người chồng cũ đã kiện vì cô không hỗ trợ đứa trẻ. Đắng vì tuổi trẻ của cô không thể giải quyết nổi sự căng thẳng trong gia đình vì người con, một đứa trẻ không như những gì mà mọi người mẹ hằng nguyện cầu cho con có được.
Khác nhau, nhưng không ít người không mang tội hoặc là người cao quý.
Ngọc Uyên (Utas AUSTRALIA) đọc, dịch và giới thiệu theo "Life unfair, but mom dead wrong"Đang có 62 khách và không thành viên đang online