CẢNH GIÁC TRẺ TỰ KỶ ĐI LANG THANG

 Trẻ tự kỷ theo bản năng tự nhiên thích đi ra ngoài khỏi nơi ở, trường học, lớp học, hoặc đi theo lối đi thường ngày, hoặc đi một cách bất định , rất nguy hiểm.

 tru ky Trẻ tự kỷ đi lang thang dễ bị tai nạn xe, bị chết đuối vì thích chơi với nước, bị mất tích vì bị bắt cóc v.v…Trên đường đi, trẻ tự kỷ thường bị rắc rối vì những hành vi bất thường. Vì nhiều người không hiểu trẻ bị tự kỷ nên trẻ dễ bị đánh đập, bị xua đuổi. Các hành vi này của trẻ tự kỷ xảy ra kéo dài từ tuổi nhỏ đến tuổi lớn.
Nguyên nhân trẻ tự kỷ đi lang thang bị thất lạc không biết đường về nơi trẻ ở là vì trẻ thiếu nhận thức, không biết giao tiếp với người khác, không biết trả lời các câu hỏi của người khác, không biết nói tên mình, địa chỉ nhà, số điện thoại của cha mẹ hoặc người thân.
Môi trường chung quanh không thuận lợi cho trẻ ở những nơi ồn ào, tiếng động lớn. nhưng bị đặc biệt thu hút bởi xe ô tô, xe lửa, trò chơi điện tử, hồ bơi, ti vi, nơi có nước…
Xem tiếp...
 

Dạy con tự lập qua những việc nhà phù hợp với trẻ từ 2 đến 12 tuổi

Làm việc nhà không chỉ là cách dạy con tự lập hiệu quả mà còn là cơ hội tuyệt vời để trẻ học về tinh thần trách nhiệm và vai trò của mình trong gia đình.
Tuỳ vào từng độ tuổi và thể trạng của trẻ, bố mẹ có thể phân chia công việc và khuyến khích trẻ làm việc nhà. Những trẻ được hình thành thói quen làm các việc vặt và được dạy về tính tự lập, tự giác và tinh thần trách nhiệm từ khi còn nhỏ, sẽ dễ dàng hơn khi bước vào giai đoạn trưởng thành.
Các công việc nhà cũng là bài học dạy con tự lập mà bố mẹ nên áp dụng từ sớm, ngay khi trẻ có thể tự làm một số công việc để phục vụ bản thân như tự ăn, tự mặc quần áo, tự cất gọn đồ chơi... Hãy để trẻ được bận rộn với những công việc phù hợp với mình vì đó chính là cơ hội tuyệt vời để trẻ được học hỏi và khám phá.20150731085204-day-con-tu-lap-png

 

NỘI QUY PHỤ HUYNH

TRƯỜNG GD CB KHAI TRÍ

logo khai tri

NỘI QUY PHỤ HUYNH

1/ NGÀY LÀM VIỆC:
    - Một tuần làm việc 40 giờ: Từ thứ 2 – thứ 6 mỗi tuần. Ngày thứ bảy nghỉ để giáo viên soạn kế hoạch giáo    dục, hội họp và bồi dưỡng nghiệp vụ.
2/ THỜI GIAN NHẬN VÀ TRẢ HỌC SINH:
   - Nhận học sinh từ 7 giờ - 8 giờ mỗi sáng.
   - Trả học sinh từ 16 giờ - 17 giờ mỗi chiều.
3/ ĐỐI VỚI HỌC SINH:
  - Trường là đơn vị giáo dục chuyên biệt tư thục nhận trẻ từ 2 tuổi đến 10 tuổi
  - Học sinh được nhận vào trường phải do ngành y tế xác nhận có khó khăn về phát triển tâm thần. Đặc biệt là trẻ tự kỷ và trẻ tăng động giảm chú ý (ADHD)
  - Không nhận trẻ bị rối loạn phân liệt, bại não và động kinh
4/ ĐỐI VỚI PHỤ HUYNH: Cam kết thực hiện đúng nội quy do nhà trường đề ra .-
  1. Đưa đón học sinh đúng thời gian quy định, học sinh phải nghỉ học khi bị bệnh nhiễm trùng và sốt cao chưa rõ nguyên nhân. Phụ huynh có thẻ đưa đón trả trẻ và giao nhận trẻ tận tay giáo viên, tại cổng ra vào, không vào lớp học.
  2. Học sinh nghĩ học phụ huynh phải làm đơn xin phépvà ký vào sổ xin phép nghỉ, nếu quá ½ tháng không lý do, trường xem như nghĩ học và gọi học sinh khác vào nhập học thế chỗ. Nhà trường sẽ thanh toán lại tiền ăn trong các ngày nghĩ có xin phép.
  3. Để giờ học của các bé đãm bảo và ổn định, sau 8g30 trường sẽ đóng cỗng và không nhận trẻ, nếu trẻ phải đi khám bệnh nên đến trễ sau giờ này phụ huynh điện thoại trước cho văn phòng. Chiều trả trẻ trước 17giờ, sau 17g trường đóng cỗng. Phụ huynh tự chịu trách nhiệm về con em của mình sau giờ trả trẻ ở trường.
  4. Phụ huynh có nhu cầu giải đáp thắc mắc thì trao đổi với giáo viên chủ nhiệm, hoặc đăng ký với văn phòng, BGH trực sẽ lên lịch tiếp phụ huynh. Mọi ý kiến đóng góp của phụ huynh đều sẽ được ghi nhận và gia đình sẽ cùng với nhà trường bàn bạc tìm cách giải quyết sao cho có lợi nhất đối với trẻ.
  5. Đối với trẻ tự kỷ có mang di chứng động kinh, phụ huynh phải thực hiện bản cam kết không truy cứu khi xãy ra sự cố tai biến ngưng thở ở con mình.
  6. Nếu trẻ có bệnh lý dễ nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khỏe quá yếu kém, biếng ăn, khó ăn, hoặc quá tăng động gia đình cần thông báo đầy đủ thông tin, càng chi tiết càng tốt, để giáo viên phụ trách và nhà trường cùng theo dõi và có phương pháp trị liệu thích hợp.
  7. Tham gia tích cực vào các hoạt động ngoại khóa của nhà trường, nhằm giúp cho trẻ có nhiều cơ hội hơn nữa tiếp cận và hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng.
  8. Hàng tháng và cuối mỗi học kỳ, cha mẹ theo dõi sự phát triển của trẻ và ghi nhận ý kiến vào sổ liên lạc cho giáo viên để kịp thời xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ.
  9. Tuyệt đối không cho học sinh đeo nữ trang, mang quà bánh và đồ chơi riêng vào lớp.
  10. Đóng tiền học phí và các khoản thu hỗ trợ từ ngày 01 – 10 hàng tháng
MỨC HỌC PHÍ
(Tùy theo thời giá) Mức thu hiện tại
Trung bình: 6,000,000 tháng/học sinh.
Đối với những em nặng, khó, từ 1 – 2 học sinh/ 1 giáo viên mức phí sẽ từ 6,5 đến 7,500,000 đồng/tháng/học sinh
Học sinh nghỉ 4 ngày liên tục trong tháng trường hoàn lại tiền ăn.
Học sinh nghỉ từ 5 - 15 ngày liên tục trong tháng trường hoàn lại tiền ăn và 50% tiền học phí.
11 Tham gia đầy đủ các cuộc hội họp, đóng góp ý kiến trực tiếp hoặc gián tiếp để xây dụng nhà trường.
12 Đối với những trẻ hành vi ảnh hưởng nhiều đến môi trường học tập của lớp học, hoặc nếu gia đình không hợp tác với nhà trường, phía nhà trường cũng có thể thôi không nhận trẻ nữa. Xin gia đình thông cảm, vì khả năng của các giáo viên và nhà trường cũng có giới hạn.
Ban giám hiệu đề nghị tất cả CB –GV –CNV và phụ huynh chấp hành tốt nội quy của nhà trường để việc chăm sóc giáo dục trẻ đạt hiệu quả tốt.


HIỆU TRƯỞNG

 

QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH VỀ GIÁO DỤC ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT

Hồ sơ cho học sinh học tại trường ngoài công lập:
- Xác nhận của trường theo mẫu (kèm trong văn bản Thông tư liên tịch).
- Xác nhận của cơ sở y tế.

- Xác nhận hộ nghèo.

 

Thống kê truy cập

2217262
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tháng này
Tất cả
327
274
601
601
2217262

Hôm nay: 2024-12-02 10:04:50

Khách truy cập

Đang có 63 khách và không thành viên đang online

Các đơn vị tài trợ và liên kết website cộng đồng

1 2 3 cong_dong facebook1 facebook2