Kính gởi thầy cô trường chuyên biệt khai trí.
Tôi có cháu 24 tháng tuổi. Cháu có hành vi rất nặng và rất nguy hiểm: đập đầu vào tường, chạy nhảy rất nhiều, không tập trung chú ý, thích chơi theo ý của cháu không nghe lời cha mẹ, cháu chưa có ngôn ngữ, thích xem ti vi.... Tôi nghi ngờ cháu có bị tự kỷ khi đọc trên trang web của trường và bạn bè. Vậy mong thầy cô cho tôi biết cháu có phải tự kỷ hay không?
Và vài lời khuyên và cách trị liệu hành vi hay phát triển ngôn ngữ cho cháu. Tôi xin chân thành cảm ơn.(phan van tinh phan <phanvantinh84@...> Fri, May 6, 2011 at 6:18 AM)Việc theo dõi mọi thông tin để hiểu một cách sâu sắc về chứng tự kỷ là cần thiết, đây là một trong những mục tiêu nhà trường hướng tới. Trong bối cảnh chứng tự kỷ liên tục gia tăng trong cộng đồng, thông tin đầy đủ và luôn cập nhật trên website nhằm hỗ trợ phụ huynh theo dõi tiến trình phát triển của trẻ trong giai đoạn đầu đời.
Tuy nhiên, để xác nhận một đứa trẻ mắc chứng tự kỷ hay không cần phải có nhà chuyên môn theo dõi đánh giá. Nếu ở Tp.HCM chị có thể đưa cháu đến Bv Nhi đồng 1 hoặc 2 để được chẩn đoán.
Riêng về cảm nhận của chị, bằng trái tim của người mẹ, có thể chưa hoàn toàn chính xác nhưng là một phần công việc cần thiết để hợp tác với các chuyên gia về chuyên môn giúp chẩn đoán đúng cho cháu.
Trước mắt, vài việc chị có thể làm ở nhà:
- Tạo cho cháu một môi trường an toàn tránh những va chạm, té ngã có thể gây ra nhiều tổn thương khác.
- Vì hiện nay chưa có một xét nghiệm bằng công cụ, máy móc đã từng dùng đến trong y khoa, có thể giúp chẩn đoán đúng chứng tự kỷ. Chị nên lập sổ theo dõi giống như quyển nhật ký ghi chép những hành vi của cháu, có thể giúp cho các chuyên gia có đầy đủ thông tin phục vụ chẩn đoán. Nếu có thể, dùng cả máy quay phim- đơn giản quay bằng điện thoại di động cũng được, ghi nhận các hành vi để rút ra quy luật nào đó trong cuộc sống của trẻ, đó là việc rất cần thiết.
Vd: hành vi phẫn nộ, giận dữ của trẻ thường rơi vào thời điểm nào? Sau một bữa ăn, sau một đêm ngủ không ngon, bị táo bón, tiêu chảy hoặc kén ăn.v.v.; thực phẩm và chất dinh dưỡng đi vào cơ thể không dung nạp được, nên dù ăn no nhưng não bộ vẫn bị "đói".
- Phương châm của nhà trường là một sự cộng tác trên một tổng thể gồm: chuyên môn y tế- giáo dục- gia đình và dinh dưỡng đúng cho những đứa trẻ có nguy cơ cao mắc chứng tự kỷ. Mọi giải pháp can thiệp điều trị khác phải đi sau và đồng bộ với những điều đã nêu trên.
Nếu có thể, chị đưa cháu đến trường chơi một buổi và cùng trao đổi để các bác sĩ của trường xem xét cụ thể. Bản đồ đường đi được chỉ dẫn trên website.BS Mẫm.thân mời.
Đang có 44 khách và không thành viên đang online