QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH VỀ GIÁO DỤC ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT

Hồ sơ cho học sinh học tại trường ngoài công lập:
- Xác nhận của trường theo mẫu (kèm trong văn bản Thông tư liên tịch).
- Xác nhận của cơ sở y tế.

- Xác nhận hộ nghèo.

 

CHA MẸ LỰA CHỌN ĐÚNG TRẺ TỰ KỶ SẼ TRỞ LẠI

Khi sinh con ra, ai cũng mong con cái chúng ta phát triển khỏe mạnh và đâu đó chúng ta thầm mong các con sẽ có được khả năng hơn người. Và chúng tôi cũng nằm trong số đông những gia đình luôn mong mỏi điều đó.
Ngày 07 tháng 09 năm 2009, cháu N.H.K được sinh ra khỏe mạnh, lanh lợi, hoạt bát. Cháu cũng đươc chăm sóc rất kỹ theo cách truyền thống như ít cho ra ngoài khi cháu dưới một tuổi, ít vui chơi với các cháu cùng lứa. Khi chúng tôi đi làm thì cháu được ông bà nội trông. Công việc của chúng tôi cũng khá bận rộn và thường xuyên phải đem việc công ty về nhà làm. Mỗi tối như thế, chúng tôi không thường chơi nhiều với con và để con xem TiVi. Thời gian dần trôi nhanh khi cháu đã được hai tuổi nhưng không chủ động mở miệng nói chuyện hay thường yêu cầu làm giúp bằng cách chỉ và đẩy cha mẹ đến những nơi cháu cần. Cháu chơi một mình và không đoái hoài nhiều đến mọi thứ xung quanh, kể cả cha mẹ và người thân trong gia đình.
Chúng tôi bắt đầu lo lắng và cho rằng chính việc rất bận cộng với môi trường xung quanh như xem TiVi quá nhiều làm cháu thụ động nên đã gửi cháu về cho ông bà Ngoại. Ở đây, cháu được gởi tại nhà trẻ gia đình, chơi với các bạn cùng lứa và ông bà thường xuyên chăm chút, vui đùa. Được vài tháng, cháu cũng có biểu hiện cải thiện nhưng chúng tôi nhận ra: việc con ở xa cha mẹ là điều không mang lại lợi ích tốt nhất cho con.
Chúng tôi thấy cháu đã đi lệch hướng với quỹ đạo phát triển so với các trẻ bình thường.

Xem tiếp...
 

Xây dựng Quan Hệ Đồng Cảm, Bao Dung và Bất Bạo Động với trẻ em có nguy cơ TựKỷ

Trong một bài chia sẻ trước đây, tôi đã mạnh dạn đưa ra những nhận xét và kinh nghiệm như sau (1) : « Ích lợi gì, khi trẻ em suốt ngày phải học tập, lặp đi lặp lại một đôi từ hay là một đôi câu, một cách máy móc tự động, như vẹt, để rồi sau đó trở nên bị động và ù lì hoàn toàn trong các tác phong hằng ngày ? « Ích lợi gì, khi chúng ta tìm cách cấm đoán, ức chế hoặc trừng phạt những hành vi kỳ dị và những sở thích lạ thường, nếu sau đó, trẻ em càng ngày càng cố thủ trong một nếp sống bít kín và cắt đứt mọi quan hệ xã hội với mọi người ? ». Một cách đặc biệt, tác phẩm mang tựa đề « Moi, l'enfant autiste » (Tôi là một đứa bé mắc hội chứng Tự Kỷ), xuất bản lần đầu tiên vào năm 1991, đã củng cố lối nhìn có tính giáo dục và sư phạm trên đây của tôi. Nguyên tác bằng tiếng Anh có tên là « There's a boy in here ». Hẳn thực, ở bên trong, sau bộ mặt Tự Kỷ có một trẻ em, một đứa con, một con người... cần được chúng ta đùm bọc, dạy dỗ và tôn trọng. 1.- Nội dung của cuốn sách có liên hệ đến Hội Chứng Tự Kỷ Tác giả của cuốn sách là hai mẹ con : bà Judy Barron và cậu con trai đầu lòng Sean Barron (2). Sean sinh ra vào năm 1961. Bà mẹ lúc bấy giờ được 21 tuổi. Người cha là Ron Barron 22 tuổi, đang hành nghề giáo viên tại trường Portland, thuộc bang Ohio, Nước Mỹ.

--> Xem tiếp

 

NHỮNG VIỆC CHA MẸ CẦN LÀM CHO ĐỨA CON RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ

I – HÃY TẠO BÌNH AN NỘI TÂM CHO BẠN VÀ GIA ĐÌNH

Bạn cần dũng cảm nhìn vào thực tế và tìm phương pháp giúp con bạn phát triển tốt hơn. Tương lai con bạn nằm trong tay bạn. Nội tâm của bạn an bình, vững vàng thì mới nuôi dạy trẻ hiệu quả tốt.

Thời gian vàng để dạy trẻ có rối loạn phát triển tốt nhất là 2 - 5 tuổi.

Vì vậy, bạn: KHÔNG NÊN

     -  Than thân trách phận,

    -  Đổ lỗi cho nhau, cho di truyền họ tộc.

    -  Mặc cảm tội lỗi đã bỏ bê con.

II – ĐÓN NHẬN ĐỨA CON TỰ KỶ VỚI TÌNH YÊU THƯƠNG BAO LA:

Chấp nhận, yêu thương, tìm nơi tin cậy can thiệp, con bạn sẽ tiến bộ, phát triển tốt.

III – PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC VÀ NUÔI DƯỠNG CHĂM SÓC TRẺ:

A – Phối hợp chặt chẽ với giáo viên

1/ Thống nhất cùng thực hiện biện pháp giáo dục và dạy dỗ giống nhau. Nếu không, con bạn sẽ rối loạn hơn vì không biết theo ai khi cách dạy trái ngược nhau.

2/ Trao đổi với giáo viên hàng ngày để biết những điều con đã làm được ở trường và tiếp tục tác động khi trẻ ở nhà. Báo với giáo viên những gì con bạn làm đuợc ở nhà.

3/ Đồng hành với giáo viên để dạy con. Không khoán trắng cho nhà trường.

Xem tiếp...
 

Thống kê truy cập

2114255
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tháng này
Tất cả
444
286
730
11852
2114255

Hôm nay: 2024-04-29 19:07:05

Khách truy cập

Đang có 7 khách và không thành viên đang online

Các đơn vị tài trợ và liên kết website cộng đồng

1 2 3 cong_dong facebook1 facebook2